Trung
Quốc đang vấp phải sự đối phó, đáp trả một cách quyết liệt và mạnh mẽ chưa từng
có của các nước láng giềng cũng như của các đối thủ. Để mình rơi vào tình huống
bị “bao vây tứ phía" như hiện nay, Trung Quốc có lẽ phải tự trách chính
mình vì đã mắc sai lầm “chết người” ở Biển Đông.
Nhìn vào những diễn biến trong thời quan qua ở khu vực,
người ta có thể nhận thấy rõ một điều rằng cả Mỹ, Nhật Bản và Philippines đều
đang cấp tập tung ra những “đòn” quyết liệt, thể hiện quyết tâm ngăn chặn tham
vọng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Đầu tiên phải kể đến Mỹ, siêu cường số 1 thế giới giờ
đây đã không còn che giấu ý định chặn bước tiến của Trung Quốc ở Biển Đông. Giới
chức Mỹ công khai đưa ra những phát biểu phản đối mạnh mẽ những hành động của
Trung Quốc ở Biển Đông đồng thời cũng thể hiện sự sẵn sàng của nước này trong
việc ra tay đối phó với Trung Quốc ở vùng biển chiến lược và giàu tài nguyên
này.
Chỉ huy mới của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ - Đô đốc
Scott Swift hôm 17/7 đã lên tiếng bảo đảm với các đồng minh rằng lực lượng Mỹ
được trang bị rất tốt và sẵn sàng đối phó với bất kỳ tình huống khẩn cấp nào ở
Biển Đông. Ông Swift tuyên bố, Mỹ kiên quyết bảo vệ sự tự do hàng hải ở Biển
Đông. Thậm chí, Đô đốc Swift còn trực tiếp tham gia một chuyến bay tuần tra bằng
máy bay do thám tối tân nhất của Mỹ trên khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Đây rõ
ràng là thông điệp sắc lạnh nhất mà Washington muốn nhắn gửi đến Bắc Kinh sau
khi cường quốc Châu Á liên tiếp khuấy đảo Biển Đông bằng những hành động hung
hăng, quyết liệt.
Trong khi đó, Philippines – nước đang có tranh chấp
trực tiếp với Trung Quốc, cũng đang tích cực hợp tác với các đồng minh như Mỹ
và Nhật Bản để đối phó với Trung Quốc. Một bước đi gây chú ý nhất của Manila
trong mấy ngày vừa qua và khiến “đối thủ” Bắc Kinh không tránh khỏi cảm giác lo
ngại là việc Manila vừa quyết định tăng chi tiêu quân sự ở mức kỷ lục trong năm
tới. Cụ thể, Philippines có kế hoạch tăng chi tiêu quân sự 25%, lên mức 25 tỉ
pesos (552 triệu USD) vào năm tới và số tiền này chủ yếu được đầu tư cho việc củng
cố chủ quyền của Manila ở Biển Đông. Kế hoạch ngân sách quốc phòng 2016 đã được
Tổng thống Benigno Aquino trình lên Quốc hội phê chuẩn từ hồi đầu tuần. Tất
nhiên, khoản chi tiêu quốc phòng trên vẫn còn là con số rất nhỏ so với chi tiêu
quân sự của Trung Quốc nhưng nó cho thấy được quyết tâm rất lớn của Manila
trong việc sẵn sàng đối đầu quyết liệt với Trung Quốc ở Biển Đông.
Về phần mình, Nhật Bản mới đây cũng đã thẳng thừng
lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ việc Bắc Kinh tiến hành cải tạo, bồi đắp ở Biển
Đông. Tokyo coi đây là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm “áp bức, ép buộc” để đi tới việc
tranh giành chủ quyền với các nước khác.
Trong cuốn sách trắng quốc phòng mới được công bố,
Nhật Bản công khai chỉ trích Trung Quốc hành động “một cách đơn phương, không
có sự thoả hiệp” và vì thế Bắc Kinh đang “gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế”.
Những hành động liên tiếp trên từ Nhật Bản,
Philippines và Mỹ trong mấy ngày qua đều nhằm vào mục tiêu duy nhất là Trung Quốc.
Điều đó đủ để cho thấy chưa lúc nào các nước lại cấp tập lo tìm cách đối phó với
Trung Quốc như thời điểm này? Vậy tại sao lại có chuyện này xảy ra?
Sai
lầm nguy hiểm của Trung Quốc
Để mình bị dồn vào tình thế bị các nước “vây ráp” như hiện nay, Trung Quốc phải tự trách mình vì đã mắc phải sai lầm nguy hiểm ở Biển Đông. Sai lầm của Trung Quốc là ở chỗ nước này đã được đà lấn tới đến mức khó có thể chấp nhận được.
Để mình bị dồn vào tình thế bị các nước “vây ráp” như hiện nay, Trung Quốc phải tự trách mình vì đã mắc phải sai lầm nguy hiểm ở Biển Đông. Sai lầm của Trung Quốc là ở chỗ nước này đã được đà lấn tới đến mức khó có thể chấp nhận được.
Trung Quốc gần đây đã và đang đẩy mạnh các hoạt động
bồi đắp, cải tạo và xây dựng hàng loạt đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông.
Hoạt động bồi đắp làm thay đổi thế nguyên trạng ở Biển Đông của Trung Quốc hiện
nay đang gây ra sự lo ngại, bất bình rất lớn trong khu vực nói riêng và cộng đồng
thế giới nói chung.
Điều gây quan ngại hơn nữa là những công trình mà
Trung QUốc đang cấp tập xây dựng trái phép ở Biển Đông có khả năng được dùng
cho mục đích quân sự.
Động thái của Trung Quốc được tin là một bước tiến
dài táo tợn để nước này tiến tới tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Việc Trung Quốc rầm rập xây dựng hàng loạt công
trình trái phép có khả năng dùng cho mục đích quân sự ở Biển Đông được xem là một
bước đi đẩy mọi thứ lên cao trào. Các nước lâu nay vốn chỉ dừng lại ở sự chỉ
trích Trung Quốc giờ đã không thể còn ngồi yên đứng nhìn. Họ hiểu rằng, nếu tiếp
tục để mọi việc diễn ra như thế này thì Trung Quốc sẽ ngày càng tiến gần sát
hơn tới mục tiêu giành quyền kiểm soát ở Biển Đông. Và đến khi họ muốn ra tay
thì mọi việc có thể đã quá muộn. Đây có lẽ là lý do Mỹ và Nhật Bản gần đây bắt
đầu có nhiều động thái mạnh hơn với Trung Quốc.
Biển Đông đang là nơi chứng kiến những cuộc tranh chấp
lãnh thổ, lãnh hải gay gắt giữa Trung Quốc với 4 quốc gia Đông Nam Á gồm
Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia, và Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Biển Đông là một trong những vùng biển quan trọng nhất
thế giới bởi nó chứa các tuyến đường hàng hải sống còn. Đồng thời Biển Đông còn
được cho là chứa đựng một trữ lượng tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, đặc biệt là
dầu mỏ. Chính vì thế, Trung Quốc mới có tham vọng độc chiếm Biển Đông cho riêng
mình.
Theo
VNMEDIA
Các
dịch vụ của chúng tôi : cho
thuê hội trường, cho
thuê phòng hội thảo tại hà nội, cho
thuê phòng họp tại hà nội
Sai lầm 'chết người' của Trung Quốc ở Biển Đông
Trả lờiXóa------------------------------------------------------------------------------------------------
lap dat camera quan sat gia re | lap dat he thong bao trom