Những
cuộc chào đón ở sân bay, ca sĩ, diễn viên, cầu thủ, siêu sao xuất hiện, hàng chục
cái micro chỉa vào trước mặt: “Bạn có yêu Việt Nam không?” – Cũng như hôm cuối
tuần, những ngôi sao của Man City bị chỉ mặt bình phẩm là lạnh nhạt với người
hâm mộ!
Nhu
cầu… được người nước ngoài yêu
Bạn đọc báo chí dường như đã quá quen thuộc với những
siêu sao, ca sĩ xuất hiện gọn gàng trên bản tin truyền hình, mỉm cười tươi thắm,
trả lời một câu xã giao: “Tuy chưa biết gì về Việt Nam, nhưng tôi rất yêu Việt
Nam!” , “Tôi chỉ mới ở Việt Nam 2 ngày, nhưng tôi rất yêu đất nước của các bạn.”,
“Con người Việt Nam dễ mến và hiếu khách quá, dù tôi mới chỉ gặp… nhân viên
khách sạn!” – Người đọc được vuốt ve trong niềm cảm khái dân tộc: Đất nước mình
được yêu.
Tình yêu kỳ quặc đó được “nhồi” vào mọi bài trả lời
phỏng vấn dưới nhiều hình thức khác nhau. Bạn có yêu Việt Nam không? Bạn có yêu
các cô gái Việt Nam không? Bạn nghĩ sao về đàn ông Việt Nam? Bạn có muốn nói lời
chào đến khán giả Việt Nam không? – Một tình yêu sặc mùi xã giao được đẩy lên
cao độ, khi người nổi tiếng bị nhét vào một vị trí mà họ không được quyền… nói
không, hoặc họ bối rối đến mức trả lời những lý do vô cùng ngớ ngẩn. Kỳ lạ ở chỗ,
khán giả Việt Nam cũng mềm lòng, yên tâm và hạnh phúc biết bao khi biết có ai
đó ở ngoại quốc yêu mình. À ra thế, trên thế giới này không ai ghét Việt Nam cả!
Nhưng người hâm mộ có thể tin vào một tình yêu bị…
cưỡng nói không? Hãy thử xem đoạn clip mà phóng viên S*** đã làm với đội Man
City khi họ đến Việt Nam ngày hôm trước. Cậu quay phim đã dí theo từng cầu thủ,
áp sát máy quay và hỏi những đoạn như sau:
PV: David
Silva, bạn có thể nói "Hi" bằng tiếng Việt Nam - Xin chào?
David: Xin
chào
PV: Vui lòng
"Xin chào"
PV: Hãy nói
"I love Việt Nam"
PV: Hãy nói bằng
tiếng Việt, Silva: "Tôi yêu Việt Nam"
Trước đó, hàng loạt những gương mặt nổi tiếng như
Sterling, Nasri, Joe Hart đã đi qua sảnh. Anh chàng quay clip của trang tin
S***.vn đã đuổi theo, gọi tên họ theo kiểu, ê, ê, nói chào Việt Nam đi, nói yêu
Việt Nam nữa. Đeo bám quyết liệt, liên tục lặp lại những lời “chỉ đạo”, bất chấp
sự bối rối, ngạc nhiên lẫn bất ngờ của những anh chàng phương xa, người quay
quyết phải moi ra được một câu nói “ngỏ lời yêu” đầy chất cưỡng bức. Kinh dị
hơn, khi không hài lòng vì David nói chữ “Chào” không như ý, phóng viên luôn miệng
chỉ đạo đòi người ta nói lặp lại: “vui lòng nói, nói Xin chào đi” đến
mức cầu thủ bực quá bỏ đi không thèm ngoái lại nói thêm tiếng nào.
…
hay trừng phạt người nước ngoài vì... không yêu mình?
Tệ nạn “tôi yêu Việt Nam” trở nên hài hước đến mức
trong mọi bản tin hay cuộc giao lưu với người nước ngoài. Vị khách ngôi sao
quen với việc hễ mở miệng ra là phải mỉm cười tươi thắm phát ngôn tôi yêu, tôi
thích, tôi hạnh phúc với Việt Nam. Trò cưỡng bức kiểu vậy đã được thể hiện toàn
vẹn trong khung cảnh anh chàng quay clip dí theo, gọi tên thô bạo, phát ngôn từng
khẩu lệnh cực kỳ chính xác: Nói chào đi! Nói yêu đi! Nói thời tiết thế nào coi!
Chưa chắc bao nhiêu phần trăm khán giả sẽ thấy đẹp
lòng sau pha “Tôi yêu Việt Nam!”, nhưng giờ đây đã thành lệ, người ta ép
người nổi tiếng phải xã giao, ngay cả với hành vi thô bạo nhất là gọi tên, ra lệnh
từ xa, quát vào mặt, nhưng nhất quyết bắt ngôi sao phải nói đúng ý người quay
phim đã định ra.
Khi không được các cầu thủ Man City đáp lời trong
clip, tờ S***.vn đã lập tức giật tít: “Sterling lạnh nhạt với người hâm mộ Việt
Nam” như một đòn trừng phạt. Anh ấy không chịu chào, không chịu nói Tôi yêu Việt
Nam, vậy chắc chắn anh là thằng đàn ông đã lạnh nhạt với khán giả. Anh xứng
đáng bị lên án, phê bình thật gắt gao. Anh ta xứng đáng bị tẩy chay vì đã làm
phật lòng một quay phim muốn dàn dựng lại cảnh “tôi yêu Việt Nam” nhưng bất
thành, trong bối cảnh các chàng cầu thủ cứng rắn quyết không mở miệng hó hé câu
nào.
Bạn phóng viên ấy đuổi theo Sterling, David Silva,
thậm chí bỗ bã gọi quản lý của đội Man City: “Pellegrini, hãy nói xin chào,
Pellegrini!”- cứ như một thằng bạn lâu ngày không gặp – với một người đã già
hơn anh ta mấy chục tuổi. Dường như, người cầm máy quay chỉ muốn bạn cầu thủ diễn,
càng nhiều bạn diễn càng tốt, diễn đúng ý anh, nói đúng thoại theo yêu cầu. Anh
lặp đi lặp lại câu nói: “Nói xin chào Việt Nam đi!” , nói “Tôi yêu Việt Nam bằng
tiếng Việt đi!” – Cái tư cách hành xử đó hệt như một đứa trẻ con cầu xin lòng
thương hại từ một người nước ngoài.
Khi các bạn cầu thủ đến Việt Nam du đấu, bạn phóng
viên xin xỏ người ta nói yêu, cầu xin người ta nói chào. Bạn gọi người ta như gọi
một thằng bé đánh giày hay một anh bồi bàn trong khách sạn. Thật dễ hiểu, có lẽ
ngoài giới hạn trong việc giao tiếp với báo chí, những cầu thủ này đã tỏ rõ sự
bối rối không biết phải làm gì trước những câu hỏi kỳ quặc không nội dung và
hành xử thô bạo như vậy!
Nói
yêu Việt Nam đi.
Nói
chào Việt Nam đi.
Nói
chào bằng tiếng Việt đi.
Khi quá mong chờ những ngôi sao hàng đầu thế giới đến
du đấu, trong clip chàng quay phim của S*** hình như chỉ muốn ép uổng mấy anh cầu
thủ vào kịch bản quen thuộc mà anh đã dựng sẵn ở nhà chờ giật tít. Họ không làm
hài lòng anh. Họ im lặng. Họ rời đi. Có lẽ, anh mất một cái tít như đã tưởng tượng
trong đầu: “Nasri nói yêu Việt Nam, Joe Hart thích thời tiết Việt Nam”. Sáng
hôm sau, trên S*** xuất hiện tít bài: “Sterling lạnh nhạt với người hâm mộ Việt
Nam” – như đòn cay cú đáp trả.
Ngoài kia, có hàng ngàn fan hâm mộ đang chờ các cầu
thủ họ yêu ra sân. Nhưng có ai mong chờ sẽ được xem một clip cầu xin lòng yêu
thô lậu và đầy ác ý như vậy không? Có người Việt Nam nào muốn được nhìn thấy
ngôi sao nước ngoài mỉm cười giả lả nói tôi yêu các bạn lắm, nhưng đằng sau hậu
trường là bị dí theo, gọi tên như bồi bàn, hỏi những câu ngớ ngẩn, bắt lặp đi lặp
lại từng từ như vậy không?
Đã đến lúc lòng tự hào quốc gia cần được thể hiện
theo một cách khác. Đã đến lúc người hâm mộ muốn biết thêm về quá trình sáng tạo,
sự nghiệp hay tác phẩm mà người nổi tiếng tạo ra và mang đến Việt Nam, thay vì
hăm hở ép uổng họ tạo màu nói xạo: “Tôi yêu Việt Nam nhiều lắm.”
Để rồi đây, trên cả diễn đàn Lonely Planet, thậm chí
có người nước ngoài còn viết ra thành tuyệt chiêu: “Nếu họ hỏi bạn thấy sao về
Việt Nam, cứ nói là tôi yêu Việt Nam vì người Việt hiếu khách, người địa phương
sẽ rất hài lòng.”
Nghe vậy rồi, bạn có thấy tình yêu bị hóa thành một
màn kịch ép uổng thô bỉ vô cùng không?
KHẢI
ĐƠN (CHUANMEN.COM.VN)
Dịch
vụ của chúng tôi : cho
thuê hội trường tại cầu giấy, cho
thuê phòng hội thảo, cho
thuê phòng họp tại hà nội, cho
thuê hội trường tổ chức sự kiện
0 nhận xét:
Đăng nhận xét