Một số nghiên cứu chứng tỏ tác dụng kỳ diệu của làm việc nhà đối với sức khỏe:
- Nghiên cứu trên được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Lão khoa Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu đã phân tích hơn 6.000 phụ nữ ở độ tuổi 63-99, những người này sẽ tham gia vào các hoạt động nhỏ như gấp quần áo và lau nhà trong 30 phút mỗi ngày so với những người về cơ bản là không làm việc nhà, nguy cơ tử vong giảm 12%.
- Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh đã xác nhận bất luận là hoạt động ở cường độ nào cũng có thể làm giảm nguy cơ tử vong sớm, và những người ngồi từ 9,5 tiếng trở lên mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ tử vong.
- Làm việc nhà không chỉ làm giảm nguy cơ tử vong ở nữ giới mà còn giúp kéo dài tuổi thọ của nam giới. Vào năm 2016, Trung tâm Y tế Đại học Rotterdam ở Hà Lan đã phát hiện ra rằng những phụ nữ thường làm việc nhà sống lâu hơn 3 năm so với những phụ nữ khác và những người đàn ông làm việc nhà sẽ kéo dài tuổi thọ trung bình thêm 1 năm, trong đó, những người đàn ông thường làm vườn có thể sống thêm 2 - 7 năm trong suốt cả cuộc đời.
Liu Xin, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Khoa học Thể thao Thượng Hải cho biết, các vấn đề sức khỏe của người hiện đại chủ yếu đến từ sự mất cân bằng trong ăn uống và hoạt động. Bất kỳ hoạt động nào gây ra bởi sự co cơ xương cao hơn mức tiêu thụ năng lượng của chuyển hóa cơ bản đều có lợi cho sức khỏe. Làm việc nhà là một loại hoạt động thể chất, và nó rất phù hợp cho những người không thể dành toàn bộ thời gian để tập thể dục.
Làm việc nhà dù nặng hay nhẹ nhưng mỗi việc đều có tác dụng riêng
Công việc nhà hàng ngày có thể được chia thành nặng và nhẹ. Rửa xe, di chuyển đồ đạc,… là những công việc nặng. Dọn nhà, rửa chén, giặt quần áo, sấy quần áo, nấu ăn,… có thể được phân loại là công việc gia đình nhẹ.
1. Giặt quần áo và nấu ăn: Phòng ngừa suy giảm nhận thức
Nấu ăn, giặt quần áo mỗi ngày có thể tạo ra một kích thích lành tính cho não. Các thao tác như thái rau củ, làm chủ các bước nấu ăn, thêm nếm lượng dầu muối, gia vị,... trong nấu ăn đều cần phải phối hợp bằng não, mắt, tay chân, điều này tương đương với việc rèn luyện nhận thức mỗi ngày. Theo nghiên cứu, những người cao tuổi thường xuyên nấu ăn, giặt, gấp quần áo và làm các công việc khác có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
2. Đi bộ mua thức ăn: Giảm nguy cơ đột tử
Khi bạn đi bộ để mua thức ăn, công việc này gần như đi bộ tập thể dục, làm tăng lượng hoạt động. Một cuộc khảo sát dài hạn ở Nhật Bản cho thấy những người không bị nhồi máu cơ tim, thường đi bộ hơn 1 tiếng mỗi ngày, có nguy cơ tử vong vì viêm phổi hoặc cúm thấp hơn 10% so với những người đi bộ trong nửa giờ và đi bộ ít hơn nửa giờ mỗi ngày.
3. Dọn dẹp phòng: Làm cho mọi người cảm thấy hạnh phúc
Sau một ngày làm việc vất vả, con người sẽ khó tránh tích lũy một số cảm xúc xấu và áp lực, nếu không được giải phóng kịp thời, nó sẽ gây hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Không gian trong phòng ở sạch sẽ, dễ khiến con người cảm thấy thoải mái hơn.
Dọn dẹp phòng không chỉ tận hưởng sự ấm áp của gia đình mà còn kích thích các chất dẫn truyền thần kinh trong não, thúc đẩy bài tiết dopamine, serotonin và norepinephrine, làm tăng cảm giác hạnh phúc, giảm bớt lo lắng và trầm cảm. Ngoài ra, hoàn thành các công việc nhà như gấp quần áo và dọn dẹp tủ sách có thể tập luyện các chi trên rất tốt.
4. Các công việc nhà nặng: Tập thể dục chức năng tim phổi
Chức năng tim phổi là bơm máu của tim và hít oxy trong phổi. Nó rất quan trọng đối với các mô và cơ quan của toàn cơ thể. Các công việc gia đình nặng sẽ có một lượng lớn hoạt động, có thể thúc đẩy sức khỏe mạch máu, giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim do tăng lipid máu, tăng huyết áp và kháng insulin. Giúp chức năng phổi được tập luyện đầy đủ, cải thiện cơ bắp, giảm căng thẳng tinh thần và tiêu thụ lượng calo dư thừa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét