Người làm lãnh đạo phải hiểu rõ những công nghệ mới hiện nay để ứng dụng thành công vào văn hóa, quy trình vận hành của doanh nghiệp.
Trong kỷ nguyên số, không còn tồn tại khái niệm “tổ chức khổng lồ sẽ không thể thất bại”, dẫn chứng là sự sụp đổ của những tên tuổi lớn từ thập kỷ trước như Blockbuster, Kodak, Lehman Brothers,… do không bắt kịp sự thay đổi của công nghệ. Tại Việt Nam, cuộc đua để chuyển đổi sang “công nghệ số” vẫn còn gặp phải nhiều thách thức đến từ đội ngũ lãnh đạo và văn hóa doanh nghệp.
Lãnh đạo trong “kỷ nguyên số” phải sở hữu tầm nhìn về công nghệ
Việc chuyển đổi môi trường công sở theo mô hình gắn liền với công nghệ và số hóa sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: Cải tiến liên tục quy trình vận hành đem lại hiệu suất và hiệu quả cao; Tạo ra môi trường làm việc đa dạng hóa và lành nghề; Lãnh đạo có tầm nhìn và năng lực định hướng tương lai rõ ràng hơn; Doanh nghiệp luôn hướng đến sự tăng trưởng và đổi mới; Đưa khách hàng làm trọng tâm là điều khả thi hơn; Mang đến nhưng lợi ích hợp tác tốt đẹp hơn.
Để đạt được những lợi ích nêu trên, người làm lãnh đạo phải hiểu rõ những công nghệ mới hiện nay cũng như bản chất của nó, từ đó mới có thể ứng dụng thành công vào văn hóa, quy trình vận hành của doanh nghiệp. Như vậy, những thuật ngữ về công nghệ không chỉ dành riêng do giới Công nghệ thông tin mà bất cứ người lãnh đạo nào cũng phải cần tìm hiểu để ứng dụngnhư một số thuật ngữ liên quan đến công nghệ phổ biến và thịnh hành trong kinh doanh hiện nay như: Trí tuệ nhân tạo, Thực tế ảo tăng cường, Dữ liệu lớn, Chuỗi khối, Dữ liệu đám mây, Chuyển đổi kỹ thuật số, Internet vạn vật, Máy học/Học sâu, Lý thuyết lãnh đạo VUCA.
Văn hóa là rào cản lớn nhất khi chuyển đổi sang Công nghệ số
Văn hóa công nghệ số là một nền văn hóa hội tụ các kỹ năng liên quan đến công nghệ số phát triển, đến độ doanh nghiệp đó có thể thích nghi với cả cơ hội mới, hay cả từ những mối nguy hại đến từ những công nghệ mới, hay sự đột phá thị trường, hay sự thay đổi của hành vi khách hàng thay đổi và cung cách làm việc
Theo báo cáo của trường Đại học Quản trị Singapore về nghiên cứu về vấn đề chuyển đổi văn hóa trong thời đại số trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đã phát hiện ra một thực trạng ở Việt Nam, đó là: Lực lượng lao động tại Việt Nam thể hiện trạng thái sẵn sàng thay đổi cao hơn so với nhóm lãnh đạo tại các tổ chức trên cả nước. Cũng theo báo cáo này, khi được hỏi về rào cản, thì có đến 87% người tham gia khảo sát cho biết rào cản lớn nhất đến từ văn hóa tổ chức chứ không phải rào cản đến từ công nghệ.
Những yếu tố chính để xây dựng thành công văn hóa “kỷ nguyên số”
Để tạo ra thành công “Văn hóa chuyển đổi cho kỷ nguyên số”, ông Santtar đề xuất 5 yếu tố chính cần phải thay đổi để các nhà lãnh đạo có thể hành động và ứng dụng ngay tại doanh nghiệp mình như sau:
- Hành vi lãnh đạo – Nhạy bén trong việc ứng dụng công nghệ và có tầm nhìn công nghệ số, Có chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể, Có tư duy sẵn sàng và khả năng ảnh hướng đến những người xung quanh đồng tình với mình.
- Gắn kết nhân viên – Thay đổi tầm nhìn và hoạt động nội bộ của công ty gắn liền với kỷ nguyên số, tạo ra các hiệp hội chuyên phụ trách cho việc chuyển đổi kỷ nguyên số, đồng thời luôn khuyến khích nhân viên trau dồi “Tư duy công nghệ số” và liên tục học hỏi các công nghệ mới.
- Văn hóa hợp tác, tin tưởng và thành tựu – Có sự tưởng thưởng xứng đáng và công nhận cho những cá nhân làm đúng, tạo ra những nhóm nhỏ được trao quyền và có sự ảnh hưởng để thúc đẩy hành động thay đổi cho toàn nhân viên.
- Đa dạng và hòa nhập – Tạo ra một môi trường công sở đa dạng và hòa nhập về giới; giữa các thế hệ, xóa bỏ các rào cản phân cấp và thiên vị.
- Trách nhiệm doanh nghiệp – Doanh nghiệp phải đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chuyển đổi: hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, ngân sách phù hợp, phân bổ trách nhiệm và cách quản lý phù hợp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét