Khi Facebook ra đời, những thương hiệu hàng đầu thế
giới đã nhanh chóng nhận ra tiềm năng của mạng xã hội này. Tuy nhiên, xu hướng
gần đây khiến RedBull, Heineken, hay Coca-Cola dần quay lưng lại với Facebook
Like. Matthew Burns, đồng sáng lập của eBench, sẽ đưa ra lý giải về điều này.
Lý do Coca-cola từ bỏ Facebook |
Hiện tại, trang chính thức của Red Bull trên
Facebook có tới 44 triệu người hâm mộ. Con số có vẻ lớn, tuy nhiên thống kê cho
thấy chỉ có 330.000 hoạt động tương tác (interaction) được thực hiện trong
tháng trước. Tính ra, có chưa tới 1 tương tác trên 100 người hâm mộ mỗi tháng.
Trong khi đó, trang chính thức của Coca-Cola trên
Facebook có tới 84 triệu người hâm mộ, nhưng thậm chí mức độ tương tác trên mỗi
người thích còn thấp hơn 20 lần so với Red Bull. MAC, một trong những thương hiệu
công nghệ hàng đầu thế giới, chỉ có 1 tương tác trên 500 người hâm mộ mỗi
tháng. Câu chuyện tương tự với thương hiệu bia nổi tiếng thế giới Heineiken, với
tỉ lệ 1/180.
Những nhãn hàng lớn là những người đầu tiên nhận ra
sức mạnh của Facebook, song họ cũng là người đầu tiên thấy được giới hạn của
nó: “Tại sao phải trả tiền cho Facebook để tiếp cận và gặp gỡ với người hâm mộ
khi chúng ta có thể đạt điều đó đơn giản hơn nhiều trên các mạng xã hội khác,
và hoàn toàn miễn phí”?
Thực tế, các thương hiệu trên đã bắt đầu tiếp cận những
công thức miễn phí trên mạng xã hội: MAC, RED Bull đang thâm nhập vào Youtube,
mà không tính tới việc mua view.
Tìm
kiếm những giải pháp thay thế khác
Mạng xã hội Twitter |
Coca-Cola đang nhanh chóng trở thành người dẫn đầu
trên Twitter, thu hút tới 1/4 lượng người theo dõi đề cập trong số các thương
hiệu nước giải khát không cồn. Red Bull thống trị nhóm nước tăng lực trên
Youtube và Instagram. Với MAC, thương hiệu này tạo một danh mục tiếp cận thực sự
trên mạng xã hội, hoạt động tốt trên Instagram, Pinterest và Youtube.
Thậm chí cả Burberry, được tổ chức như chỉ giành cho
Facebook cách đây vài năm, cũng thu được gấp 2 lượng tiếp cận trên Instagram so
với Facebook, dù lượng fan của họ ít hơn 7 lần.
Với sự tăng trưởng của các mạng xã hội khác, những
nghiên cứu cho thấy nhiều thương hiệu tỏ ra “chán’ Facebook.
Nếu một thương hiệu sử dụng mạng xã hội theo kiểu:
“trả tiền cho Facebook thu hút fan, mua view trên Youtube và trải nghiệm trên
những nền tảng khác,… nó sẽ chẳng khác gì các chiến dịch truyền thông kiểu cũ
được “Tái chế” lại trên mạng xã hội.
Ngày nay, các thương hiệu muốn tập trung vào việc
phát triển nội dung tuyệt vời trước, và triển khai nó trên nhiều nền tảng khác
nhau. Đối với họ, Facebook chỉ là một trong nhiều nền tảng, một nền tảng “có thể”
giúp họ tiếp cận nhiều khách hàng, nhưng lại có chi phí cao hơn so với các nền
tảng miễn phí khác.
Lợi
nhuận cao nhưng có bền vững?
Trong khi Facebook đang tăng trưởng lợi nhuận, các
nhà phân tích cho thấy lợi nhuận không đến từ các nhà tiên phong trong kỹ thuật
số. Thay vào đó, Facebook dựa vào thương hiệu chưa phát triển cộng đồng ở các nền
tảng khác ngoài mạng xã hội này, và tại những thị trường mà Facebook vẫn đang
là người khổng lồ không thể thay thế.
Một công cụ “lai” giữa quảng cáo cổ điển và truyền
thông xã hội như Facebook vẫn còn sức cạnh tranh, nhờ vào một tỉ người dùng.
Tuy nhiên, mạng xã hội này đang gặp khó khăn để cạnh tranh với các nền tảng miễn
phí khác.
Những thương hiệu đang từ bỏ Facebook và dựa vào các
nền tảng khác để tăng cường lợi thế của mình: Tiếp cận người hâm mộ với nội
dung đủ sức châm ngòi, và tất cả đều miễn phí.
Trong khi các nền tảng khác đang chứng minh mình
ngày càng hấp dẫn, Facebook cũng cần thể hiện cho mọi người thấy sự kết hợp với
việc tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ và truyền thông miễn phí luôn
tốt hơn so với lựa chọn kênh truyền thông trả phí truyền thống. Nếu không,
Facebook sẽ sớm bị các thương hiệu ghẻ lạnh.
Theo
Infonet/Marketing magazine
0 nhận xét:
Đăng nhận xét